Khi lựa chọn so sánh sữa mẹ và sữa công thức, chị em có lung lay bởi cac hot mom, mom influencer? Hãy cẩn thận bởi chị em có thể là nạn nhân của một hình thức tiếp thị bóc lột (Exploitive Marketing) đã lạm dụng quảng cáo sữa bột. Mức độ nghiêm trọng trên diện rộng với cộng đồng các bà mẹ đang lựa chọn sữa cho con, WHO và Unicef đang nỗ lực ngăn chặn vì hệ lụy sâu sắc đến nòi giống con người.
Trên toàn cầu, chỉ có 44% trẻ dưới 6 tháng tuổi được bú mẹ hoàn toàn. Tỷ lệ cho con bú bằng sữa mẹ toàn cầu tăng rất ít trong hai thập kỷ qua, trong khi doanh số bán sữa công thức đã tăng hơn gấp đôi trong khoảng thời gian đó. (Theo WHO)
Exploitative marketing là gì? Các Hot mom và người nổi tiếng đang lạm dụng nó với sữa công thức như thế nào?
Exploitative marketing là hình thức tiếp thị quảng cáo tập trung vào lợi nhuận của doanh nghiệp có hậu quả mở rộng, không chỉ ở phạm vi người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng đến đạo đức con người, đến chuỗi cung ứng và các vấn đề xã hội và môi trường.
Trên facebook, tiktok, instagram Việt Nam và nước ngoài, ngập tràn hình ảnh người mẫu, diễn viên, hot girl, KOC, KOL, hot mom làm mẹ với hình ảnh xinh đẹp make up chỉnh chu, vóc dáng ba vòng chuẩn như thời con gái. Chuyện chẳng có gì khi bên cạnh người mẹ lung linh xinh đẹp là hình ảnh các em bé sơ sinh dễ mến, ngủ ngon lành trong miệng vẫn còn ngậm ti giả sau khi bú no say một bình sữa công thức.
Các hot mom xinh đẹp tuyệt nhiên không cho con bú trực tiếp, thậm tệ hơn nhanh chóng cho con bú sữa công thức, sau sinh 1 tháng. Và họ đã nhanh chóng quay trở lại với tiệc tùng, dã ngoại, event, sự kiện quảng bá với trang phục xa xỉ và make up kĩ lưỡng, trau chuốt.
Các hot mom đã chia sẻ những câu chuyện thương tâm, động lòng về những trầm cảm sau sinh khi cho con bú mẹ không thành công, tổn thương mà họ đã trải qua khi dứt sữa mẹ cho con, những bài viết toxic về sữa công thức độc hại.
Xem thêm bài viết chi tiết Sự thật sữa công thức độc hại về mặt lâu dài cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Hình ảnh người mẹ thành công trên xứ mạng, hàng ngàn niềm tin từ cộng đồng follower đông đảo kết hợp quảng cáo drama mùi mẫn như một liệu thuốc toxic cho những nhưng ai đang làm mẹ. Sự thu hút mạnh mẽ từ hình ảnh xinh lung linh trên mạng xã hội của hot mom, những khoảnh khắc hạnh phúc ngập tràn như “thôi miên” chị em làm theo họ chọn sữa công thức, đó là cạm bẫy truyền thông và đồng thời bóp méo đạo đức người mẹ.
Động thái từ WHO và các Hot Mom chân chính để bảo vệ một thế hệ trẻ tương lai
Tổ chức Y tế Thế giới cho biết những influencer như trên nên bị cấm quảng cáo liên quan đến sữa công thức, ti giả, bình bú bằng các chia sẻ cá nhân của những celebs, KOL nổi tiếng.
Các chuyên gia cho biết các nhà sản xuất ngày càng sử dụng chiêu thức “tiếp thị bóc lột” (exploitative marketing) trực tuyến để khuyến khích phụ huynh chuyển sang dùng sữa công thức hoặc mua những sản phẩm đắt tiền hơn mức cần thiết.
Nghiên cứu của WHO đã phát hiện ra rằng, các thông điệp trong tiếp thị bóc lột exploitative marketing nhắm tới và làm suy yếu những bà mẹ muốn cho con bú sữa mẹ, ảnh hưởng phủ rộng và sâu sắc đến lựa chọn nuôi con bằng sữa mẹ của những người mới làm cha mẹ.
Trong bản cập nhật mới nhất về hướng dẫn tiếp thị của mình, WHO cho biết: “Môi trường digital đang nhanh chóng trở thành nguồn tiếp xúc chính cho việc quảng cáo các sản phẩm thay thế sữa mẹ trên toàn cầu, tiếp thị kỹ thuật số sẽ khuếch đại phạm vi tiếp cận và sức mạnh của quảng cáo và… việc tiếp xúc với tiếp thị kỹ thuật số làm tăng mua và sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ.”
Không chỉ từ các tổ chức bảo vệ quyền lợi người mẹ và trẻ em, các hot mom, người nổi tiếng chân chính cũng đồng loạt phản đổi việc exploitative marketing sữa công thức, quảng cáo sữa bột bằng cách lên tiếng không vì bất kỳ “hợp đồng quảng cáo” nào. Các ngôi sao thế giới như Beyoncé và Rihanna cũng đã cùng với sức ảnh hưởng của họ, quảng bá việc nuôi con bằng sữa mẹ.
Tiến sĩ Francesco Branca, Giám đốc bộ phận An toàn Thực phẩm và Dinh dưỡng của WHO cho biết: “Việc quảng bá các loại sữa công thức thương mại đáng lẽ phải chấm dứt từ nhiều thập kỷ trước”. “Việc các công ty sữa công thức hiện đang sử dụng các kỹ thuật tiếp thị thậm chí còn mạnh mẽ và xảo quyệt hơn để tăng doanh số bán hàng của họ là không thể tha thứ được và phải được ngăn chặn.”
Hướng dẫn đề xuất cấm exploitative marketing sữa công thức, quảng cáo sữa bột
Các hướng dẫn mới đề xuất lệnh cấm những người có ảnh hưởng trực tiếp quảng cáo các sản phẩm sữa công thức nhưng cũng nói rằng các công ty sữa công thức không nên trả tiền gián tiếp hoặc trực tiếp cho họ để quảng cáo các tài liệu có thương hiệu khác trên mạng xã hội.
Các nhà nghiên cứu, dẫn đầu bởi Trường Y học Nhiệt đới & Vệ sinh Luân Đôn, đã phân tích 57 nhãn sản phẩm sữa công thức ngay tại Anh Quốc và nhận thấy chỉ có 50% tuân thủ đầy đủ luật pháp.
Nghiên cứu được trình bày tại hội nghị cho thấy các nhãn mác mang những tuyên bố “lý tưởng hóa sữa công thức hoặc các tuyên bố về dinh dưỡng và sức khỏe” – là những điều không được phép.
Các nhà nghiên cứu cho biết nhãn mác các hộp sữa chứa nội dung quảng cáo, chẳng hạn như đường dây tư vấn qua điện thoại dành cho những người mới làm cha mẹ, đây là một ví dụ về việc các công ty “đang tìm cách xây dựng mối quan hệ với các bà mẹ/người chăm sóc”.
Họ cho biết các nhãn này “vi phạm” nhiều luật và quy định được thiết kế để bảo vệ cha mẹ khỏi hoạt động tiếp thị bóc lột exploitative marketing và cho thấy “cách các nhà sản xuất sử dụng nhãn sản phẩm làm công cụ tiếp thị để tăng doanh số bán hàng”.
Các tác giả cho biết thêm: “Luật pháp của Vương quốc Anh cần được thực thi và tăng cường tốt hơn phù hợp với quy tắc [WHO] để bảo vệ việc nuôi con bằng sữa mẹ và nuôi con bằng sữa công thức an toàn và phù hợp”.
Quảng cáo sữa bột, so sánh sữa mẹ và sữa công thức để exploitative marketing (tiếp thị bóc lột) tại Việt Nam
Tại Việt Nam, một báo cáo toàn cầu gần đây của WHO đã chỉ rõ hành vi quảng cáo sữa công thức sai phạm. Quảng cáo vô nhân đạo bao gồm những tuyên bố không có căn cứ khoa học như rằng sữa công thức có thể tăng cường chiều cao, cân nặng hoặc sự phát triển trí não của trẻ.
Những tuyên bố tiếp thị sai lệch càng làm trầm trọng thêm những thách thức mà các bậc cha mẹ phải đối mặt, bằng cách làm tăng sự lo lắng về việc cho con bú và chăm sóc trẻ sơ sinh.
Sữa công thức thường được giới thiệu như một giải pháp tiện lợi, hạnh phúc và mang lại sức mạnh sự tự do tự tại, nhàn rỗi cho các bà mẹ quay trở lại làm việc. Tuy nhiên, WHO và UNICEF nhấn mạnh rằng phụ nữ không nên cảm thấy bị ép buộc phải lựa chọn giữa việc cho con bú sữa mẹ và theo đuổi công việc của mình, đồng thời lặp lại chủ đề của Tuần lễ Thế giới Nuôi con bằng sữa mẹ vào năm 2023 là “Hãy cho con bú tại nơi làm việc, nơi làm việc!”
Tiến sĩ Angela Pratt, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam cho biết: “Tiếp thị sữa công thức ở Việt Nam, cũng như ở các nước khác, lợi dụng tình trạng thiếu hỗ trợ cho việc nuôi con bằng sữa mẹ bằng cách giới thiệu sữa công thức như một giải pháp dành cho các bà mẹ đang đi làm.
Giải pháp thực sự là chấm dứt vĩnh viễn các chiến thuật tiếp thị bóc lột thông qua những người ảnh hưởng của ngành exploitative marketing, các bà mẹ là hot mom, mom influencer càng phải ngừng ngay lập tức hành vi bóc lột ngầm vô cùng tai hại này. Dù là fan chân chính, hãy là một người mẹ chân chính, chọn lựa tốt cho con dựa trên khoa học, bằng chứng, không phải bằng niềm tin mù quáng.
Đồng thời, nơi làm việc, nhân viên y tế và cộng đồng nên hỗ trợ phụ nữ – bao gồm cả những bà mẹ đang đi làm – những người muốn và có thể cho con bú sữa mẹ.”
Hình ảnh các bà mẹ hot mom diễn viên người mẫu nổi tiếng bên cạnh là những đứa bé đang bú bình hoặc ngậm ti giả được chia sẻ trên mạng là một mình chứng rõ ràng của exploitative marketing. Dường như chúng đã trí trá và có thể vi phạm Nghị định 100 năm 2014 của Việt Nam về các sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ nhỏ, bình bú, núm vú giả và núm vú giả, dựa trên Quy tắc tiếp thị quốc tế về các sản phẩm thay thế sữa mẹ của WHO.
WHO và UNICEF kêu gọi tất cả các ngành ưu tiên và tăng cường hỗ trợ cho việc nuôi con bằng sữa mẹ, bao gồm tạo môi trường hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ cho tất cả các bà mẹ đang đi làm, đảm bảo nghỉ phép có lương đầy đủ cho tất cả các bậc cha mẹ đang đi làm và tăng cường đầu tư vào các chính sách và chương trình hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ.
Chưa hết, WHO và UNICEF kêu gọi Việt Nam tăng cường luật quảng cáo vào năm 2024 để bảo vệ trẻ sơ sinh và bà mẹ. Để hỗ trợ nỗ lực này, WHO, UNICEF và các tổ chức đối tác xã hội dân sự đã phát triển nhiều công cụ khác nhau để vận động cho việc thực thi Bộ luật Quốc tế, đo lường mức độ tiếp thị sữa công thức, đánh giá các luật hiện hành, phát triển hệ thống giám sát và tăng cường thực thi. của Bộ luật.
So sánh sữa mẹ và sữa công thức là một hành vi sai trái, con bạn cần nhất sữa mẹ. Nuôi con bằng sữa mẹ là không gì thay thế được, là nền tảng phát triển cả cuộc đời con, là hệ miễn dịch, đề kháng tự nhiên vững vàng, là sự tiếp chạm trực diện bằng da bằng thịt giữa hai mẹ con, là sự gắn kết sâu sắc không chỉ khi con bú mà cả khi con lớn, là ký ức nuôi dưỡng thân-tâm-trí đời con.
Như một cộng đồng các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ tại nhà, noom luôn cập nhật những kinh nghiệm làm mẹ và kiến thức khoa học về chăm sóc mẹ và bé, như một nơi để lắng nghe và chia sẻ tâm sự, cùng nhau tìm cách nuôi dưỡng và nuôi dạy con yêu một cách bền vững. Chúc chị em luôn có những bạn đồng hành, thêm vững vàng ra quyết định khi nuôi nấng con yêu bé bỏng của mình nhé.
Tư liệu tham khảo:
https://www.vox.com/23690126/mothers-parenting-momfluenced-sara-petersen-tiktok-instagram
https://startupparent.com/ momfluencers-sara-petersen-motherhood-influencers/
https://www.telegraph.co.uk/news/2023/11/25/social-influencers-breastfeeding-baby-formula-health/
Bài viết cùng chủ đề:
Chất Lượng Sữa Mẹ Phụ Thuộc Điều Gì?
Đồ Ác Nhơn – Mất Sữa Mẹ Là Con Nhịn Đói à?
Chế Độ Ăn Vào Con Không Vào Mẹ – Cho Con Cao Lớn, Răng Cứng Cáp