Một phát hiện mới mở ra hướng chữa trị bằng đường “ngọt ngào” cho người ung thư tuyến tụy chính là dùng glucose để theo dõi đường huyết, cải thiện sức khỏe khi mà hiệu quả của hóa trị liệu gần như đi vào ngõ cụt (kháng hóa trị)
Mối liên hệ giữa glucose và tuyến tụy sẽ khám phá nhiều ứng dụng thực tế chữa trị ung thư tuyến tụy cũng như dinh dưỡng hằng ngày của bạn, đặc biệt là cách cơ thể (nhà máy sản xuất đường) nạp, xử lý, hấp thu đường và điều chỉnh đường huyết.
Vì sao ung thư tuyến tụy kháng hóa trị?
Hóa trị là phương pháp phổ biến chữa ung thư vì có thể dùng thuốc qua tiêm hoặc uống để ngăn chặn tế bào ung thư phát triển, di căng qua bộ phận khác. Tuy nhiên, các liệu pháp miễn dịch hay các tác nhân nhắm mục tiêu đã không thể tác động tích cực khi cơ thể mắc ung thư tuyến tụy, căn bệnh này kháng hóa trị vì nhiều lý do:
- Các khối u tuyến tụy có tính khử mô cực kỳ cao, độ vi mạch thấp,
- Tình trạng thiếu oxy mô,
- Độ hụt dinh dưỡng sâu.
Ở điều kiện khắc nghiệt này, các tế bào ung thư đòi hỏi sự thích nghi phân tử cụ thể, bao gồm:
- Tăng cường sử dụng các chất nền năng lượng thay thế,
- Tối ưu hóa chức năng ty thể,
- Cải thiện khả năng xử lý các loại oxy phản ứng.
Do phản ứng căng thẳng cấp tính, bao gồm cả mạng lưới hỗ trợ sinh tồn, hóa trị thực sự trở nên kém hiệu quả hơn khi áp dụng cho trường hợp ung thu tuyến tụy và thiếu hụt dinh dưỡng.
Những bệnh nhân được hóa trị có tỷ lệ sống sót kém hơn sau phẫu thuật khi mức đường huyết ngoại biên của họ ở mức bình thường (nghĩa là môi trường vi mô đặc biệt thiếu chất dinh dưỡng và khả năng kháng hóa chất), so với những bệnh nhân tăng đường huyết, nơi chứa đựng các khối u có lượng đường huyết tương đối thấp và mức glucose xung quanh cao hơn.
Hướng chữa trị bằng đường cho ung thư tuyến tụy
Những quan sát trên có gợi ý chung rằng, nồng độ glucose trong huyết thanh có liên quan đến phản ứng hóa trị. Ví dụ, glucose huyết thanh tăng cao có thể tăng độ nhạy cảm với hóa chất. Điều này đặt ra một câu hỏi hấp dẫn: liệu có thể tăng đường huyết theo chủ ý hay bị ép buộc để tăng hiệu quả ung thư tuyến tụy với hóa trị liệu không?
Một nghiên cứu đã được diễn ra, khoảng 33% bệnh nhân tại một cơ sở điều trị có mức đường huyết tăng cao (ít nhất một lần chỉ số đường huyết trên 200 mg/dL), phù hợp với các nhóm trước đây (không có sự khác biệt về nhân khẩu học được đánh giá cao giữa bệnh nhân có đường huyết bình thường và cao). Tỷ lệ sống sót trung bình ở tất cả các bệnh nhân đã hoàn thành ít nhất hai chu kỳ hóa trị là khoảng 9,8 tháng trong toàn bộ đoàn hệ, ngang bằng với dữ liệu thử nghiệm lâm sàng trước đây.
Kết quả đã chứng minh rằng bệnh nhân trong nhóm có mức đường huyết cao có tỷ lệ sống sót tương đối cao hơn so với bệnh nhân ở nhóm đường huyết bình thường.
Lưu ý, không quan sát thấy sự khác biệt về tỷ lệ sống sót liên quan dựa trên nồng độ glucose trong một nhóm độc lập gồm những bệnh nhân di căn không được điều trị, cho thấy rằng sự tương tác tình trạng đường huyết có thể chỉ xuất hiện ở những bệnh nhân được hóa trị.
Kết hợp với dữ liệu lâm sàng và nuôi cấy tế bào trước đó, những dữ liệu này chỉ ra rằng trạng thái glucose cao làm tăng nhạy cảm ung thư tuyến tụy với hóa trị liệu thông thường.
Hiệu quả của các phương pháp hóa trị liệu đa dạng đã được cải thiện rõ rệt trong điều kiện đường huyết cao so với điều kiện đường huyết thấp. Những phát hiện này đã được quan sát trong các mô hình nuôi cấy tiêu chuẩn, cũng như trong mô hình chuột tăng đường huyết cưỡng bức.
Lưu ý, đây là kết quả nghiên cứu năm 2023 đăng trên Nature Communications (Tạp chí khoa học quốc tế từ năm 1869). Khi áp dựng thực tế, bệnh nhân cần tham khảo bác sĩ điều trị trực tiếp và có pháp đồ điều trị chi tiết trong quá trình chữa trị.
Để hiểu hơn về đường hay cụ thể là glucoso và mối tương quan với tuyến tụy, bạn có thể tham khảo thêm thông tin bên dưới.
Mối liên hệ giữa glucose và tuyến tụy
Cùng với chất béo và protein, glucose là nguồn nhiên liệu chính của cơ thể, được hấp thụ nhờ insulin do tuyến tụy sản sinh.
Khi tuyến tụy rối loạn chuyển hóa insulin, bạn thường nghe nói đến bệnh tiểu đường. Khi các tế bào tuyến tụy sản sinh quá mức, tạo khối u, gọi là ung thư tuyến tụy.
Khi ăn thức ăn, cơ thể được nạp năng lượng theo nhiều cách, trong đó chính yếu là xử lý glucoso và các loại carbonhydrat khác nhau. Xử lý bằng cách phân hủy bởi enzym với sự trợ giúp của tuyến tụy.
Tuyến tụy là cơ quan “sống còn” nằm ở bụng trên đóng vai trò thiết yếu trong chuyển hóa thực phẩm được đưa vào cơ thể thành nhiên liệu cho các tế bào. Tuyến tụy có hai chức năng chính gồm chức năng ngoại tiết giúp tiêu hoá và chức năng nội tiết giúp điều chỉnh lượng đường trong máu.
Đặc biệt, tuyến tụy sản xuất insulin (loại hormone mà gần như chúng ta không thể tồn tại nếu thiếu nó) để điều chỉnh lượng đường trong máu. Quá trình diễn ra phức tạp có thể tóm gọn ở những bước sau:
- Khi ăn, thức ăn chuyển hóa đường trong máu.
- Báo hiệu tuyến tụy tiết ra insulin.
- Insulin giúp lượng đường trong máu đi vào tế bào của cơ thể, như năng lượng sống.
- Insulin cũng báo hiệu cho gan dự trữ lượng đường trong máu để sử dụng sau này.
- Lượng đường trong máu đi vào tế bào và nồng độ trong máu giảm, báo hiệu insulin cũng giảm theo.
- Mức insulin thấp hơn cảnh báo gan giải phóng lượng đường trong máu dự trữ để năng lượng luôn có sẵn, ngay cả khi bạn không ăn trong một thời gian.
Theo đó, glucoso như đầu vào dinh dưỡng, tuyến tụy chứa công cụ xử lý để cơ thể hấp thu và dự trữ năng lượng. Chìa khóa là insulin và dĩ nhiên, cơ thể sẽ gặp trục trặc khi rối loạn insulin trong 2 trường hợp sau.
- Tuyến tụy không sản xuất insulin như bình thường: bệnh tiểu đường có thể xảy ra, đó là lý do cần trợ giúp từ bên ngoài như tiêm insulin để điều hòa glucoso trong cơ thể.
- Cơ thể kháng insulin: dù tuyến tụy vẫn sản xuất insulin nhưng các thế bào cơ thể không cảm nhận được insulin, vẫn còn quá nhiều đường trong máu, bệnh tiểu đường cũng có thể xảy ra.
Quá trình kháng insulin thường diễn ra sau như:
- Rất nhiều lượng đường trong máu đi vào máu do ăn uống hoặc các yếu tố khác.
- Tuyến tụy bơm nhiều insulin hơn để đưa lượng đường trong máu vào tế bào.
- Theo thời gian, các tế bào ngừng phản ứng với lượng insulin đó – chúng trở nên kháng insulin.
- Tuyến tụy tiếp tục tạo ra nhiều insulin hơn để cố gắng làm cho các tế bào phản ứng.
- Cuối cùng, tuyến tụy không thể theo kịp và lượng đường trong máu tiếp tục tăng.
Lượng đường trong máu cao rất có hại cho cơ thể và cần được chuyển vào tế bào càng sớm càng tốt. Ngoài ra còn có rất nhiều insulin bảo gan và cơ dự trữ lượng đường trong máu. Khi chúng no, gan sẽ gửi lượng đường dư thừa trong máu đến các tế bào mỡ để lưu trữ dưới dạng mỡ trong cơ thể. Thế là tăng cân còn đỡ, điều nghiêm trọng hơn là tiểu đường, tiền đề cho khả năng tiến tới ung thư tuyến tụy.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), các lý do khiến lượng đường trong máu có thể tăng gồm:
- Cà phê: Ngay cả cà phê đen cũng có thể khiến bạn trở nên nhạy cảm hơn với caffeine, làm tăng lượng đường trong máu.
- Bỏ bữa sáng: Bỏ bữa sáng có thể làm tăng lượng đường trong máu sau bữa trưa và bữa tối.
- Thời gian trong ngày: Vào sáng sớm, lượng hormone tăng vọt có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến, gọi là hiện tượng bình minh.
- Thuốc: Một số loại thuốc và thuốc xịt mũi có thể kích thích gan tạo ra nhiều glucose hơn hoặc ngăn chặn việc sản xuất insulin.
- Căng thẳng: Lo lắng và áp lực quá mức có thể làm tăng lượng đường trong máu.
- Cháy nắng: Cơn đau do cháy nắng gây ra căng thẳng, có thể làm tăng lượng đường trong máu.
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, cơ thể tiêu hóa các loại carbs phức tạp chậm hơn và chúng cung cấp nguồn năng lượng ổn định hơn. Điều này làm cho chúng trở thành lựa chọn lành mạnh hơn.
Tuy nhiên, phổ phiến và len lỏi trong từng khẩu phần ăn hàng ngày, bạn có thể đang sử dụng những loại carbs đơn giản từ các sản phẩm tinh chế, chế biến, can thiệp sâu, không còn toàn phần nữa như đường công nghiệp tinh luyện, đã tinh chế (đường ăn kiêng, đường nho, siro bắp,…). Chúng đi thẳng nhanh, cường độ cao vào máu khiến cơ thể phải tốc lực xử lý. Lâu dài, cơ chế tự nhiên phải hoạt động quá sức và dẫn đến rối loạn.
Để tìm hiểu đích danh từng loại đường trên thị trường và có lựa chọn phù hợp cho sức khỏe lành mạnh, bạn có thể tham khảo bài viết này: https://beta.noomfood.com/phan-biet-cac-loai-duong-an/
Khi cơ thể khỏe mạnh đến đoạn kháng insulin, tiểu đường rồi ung thư tuyến tụy, đường là hướng “chữa trị ngọt ngào” hay “cạm bẫy ngọt ngào” đều cho cách chúng ta hiểu về đường, về cách cơ thể xử lý đường. Hãy lựa chọn đúng từ bây giờ để ngăn ngừa hậu quả phức tạp hơn về sau, chị em nhé! Noom hẹn gặp lại chị em ở những kiến thức chăm sóc sức khỏe bền vững tiếp theo!
Tư liệu tham khảo:
https://www.nature.com/articles/s41467-023-38921-8?utm_medium=affiliate&utm_source=commission_junction&utm_campaign=CONR_PF018_ECOM_GL_PHSS_ALWYS_DEEPLINK&utm_content=textlink&utm_term=PID100028708&CJEVENT=53c7a43c90a611ee80d301490a18ba73
https://www.healthline.com/health/glucose
https://www.cdc.gov/diabetes/basics/insulin-resistance.html
Bài viết cùng chủ đề:
Thực Phẩm Lên Men – Phát Triển Não Bộ Con Người
Thực Phẩm Tốt Cho Đường Ruột, Giảm Nguy Cơ Mắc Ung Thư Trực Tràng
Cách Uống Dầu Thay Thế Thực Phẩm Chức Năng Bổ Sung
Hệ Vi Sinh Vật Trong Đất – Thang Đo Giá Trị Dinh Dưỡng Của Thực Phẩm Hữu Cơ