Lũ lụt dường như cuốn trôi tất cả, ngoại trừ tỷ lệ gia tăng 30% các bệnh về da (số liệu từ bệnh viện da liễu trung ương Việt Nam) như bệnh nấm da, ghẻ lở, viêm da tiếp xúc. Giữa phong ba bão lũ, làn da là bộ phận giáp lá cà dễ bị tổn thương đầu tiên. Có 3 biểu hiện bệnh về da mùa lũ bạn cần đề phòng gồm viêm da tiếp xúc do môi trường, bệnh ghẻ lỡ do ký sinh trùng và bệnh nấm da do các loại nấm.
Nổi tiếng trong giới khoa học phương Tây lẫn dân gian Việt Nam, một loại cây có thành phần độc đáo phát triển ở bờ kênh rạch, huyện cát, có khả năng nhanh lành vết thương hở, đồng thời kháng khuẩn, kháng nấm, chống nấm đáng kể chính là mù u, dầu mù u ép lạnh an toàn cho cả da em bé.
Như mọi liệu pháp sơ cứu cấp tốc, bạn rất nên hiểu rõ nguyên nhân và cách phòng ngừa từ vệ sinh cá nhân, vùng nước ô nhiễm, môi trường ô nhiễm (xác động vật, thực phẩm phân huỷ…), cách ly ngừa lây nhiễm chéo, nước sát khuẩn tại nhà và bôi dầu mù u. Chi tiết bên dưới.
Bệnh ghẻ lở
Bệnh ghẻ lở là một bệnh ngoài da do một loại ký sinh trùng nhỏ bé thuộc họ nhện gây ra, có tên khoa học là Sarcoptes scabiei. Ký sinh trùng này đào hang dưới da, đẻ trứng và gây ra các triệu chứng ngứa ngáy đặc trưng. Vi khuẩn thường xâm nhập từ các vết thương do ma sát hay cắt đứt. Biểu hiện thường ngứa dữ dội đặc biệt về đêm, nội mụn nước nhỏ li ti có thẻ vỡ ra, vết cào do gãi nhiều.
Các yếu tố góp phần làm lây lan bệnh ghẻ lở mùa lũ:
- Sống lâu trong vùng ngập lũ, chật hẹp, vệ sinh kém tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và lây lan của ký sinh trùng ghẻ.
- Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, ký sinh trùng có thể dễ dàng di chuyển từ người này sang người khác hay sử dụng chung đồ dùng cá nhân như quần áo, chăn màn, khăn tắm… với người bệnh.
- Suy giảm hệ miễn dịch dễ bị nhiễm bệnh ghẻ hơn.
Bệnh nấm da, nấm ăn chân
Nước bị ô nhiễm dễ dàng tấn công bàn chân đầu tiên, đặc biệt lũ ngập nhiều ngày. Các dấu hiệu ban đầu như ban đỏ, mụn nước hay loét giữa các kẽ ngón chân, lòng bàn chân và mé chân có thể xuất hiện mụn nước và mụn mủ hoặc mảng da đỏ, khô, bong vảy da.
Nấm ăn chân, hay còn gọi là bệnh nấm kẽ chân, là một bệnh nhiễm trùng da do các loại nấm gây ra. Các loại nấm thường gây bệnh này bao gồm:
- Trichophyton: Đây là loại nấm phổ biến nhất gây ra nấm kẽ chân.
- Epidermophyton: Loại nấm này cũng thường gây ra bệnh nấm kẽ chân.
- Microsporum: Ít phổ biến hơn so với hai loại trên nhưng vẫn có thể gây bệnh.
Cách phòng & chữa bệnh về da mùa lũ
Một số lưu ý khi phòng tránh chung cho bệnh ghẻ lỡ và nấm ăn chân mùa lũ lụt:
- Hạn chế hoặc tốt nhất ngưng tiếp xúc với nước lũ (dùng ủng cao, găng tay cao su dài). Nếu có vết thương hở, rửa sạch ngay sau khi tiếp xúc.
- Có thể ngâm rửa vết thương bằng cách dùng lá chè xanh, lá bàng (nấu cùng muối biển, để ấm) giúp se vết thương và sát khuẩn nhờ ECGC và catechin tự nhiên từ nước lá (nguồn ScienceDirect).
- Bôi ngay dầu mù u ép lạnh sau khi làm sạch vết thương hở. Bôi dầu mù u hoặc dầu dừa vào các kẽ ngón chân hay bàn chân giúp phòng và chữa nấm.
- Giặt giũ kỹ lưỡng với quần áo, chăn màn ngấm nước lũ, giặt bằng nước nóng và sử dụng xà bông.
- Vệ sinh cá nhân, tắm rửa thường xuyên bằng xà bông tự nhiên, thay quần áo sạch sẽ hàng ngày.
- Không dùng chung đồ dùng cá nhân như khăn tắm, quần áo, chăn màn.
- Hạn chế tiếp xúc gần gũi với người bệnh.
- Trong trường hợp không có những trang bị để sơ cứu cấp tốc nên đi tới các cơ sở y tế gần nhất, đặc biệt các trường hợp vết thương có dị vật, rắn rít cắn, tôn sắt thép vật nhọn.
- Tránh sử dụng xà bông, chất tẩy rửa công nghiệp không phù hợp quá nhiều làm khô da, gây kích ứng và làm trầm trọng thêm tình trạng viêm da.
Xem thêm: 4 Cách Tự Làm Dung Dịch Tẩy Rửa Lành Tính – Nhanh Sạch Phòng Tắm, Nhà Vệ Sinh
Sống tối giản nhưng vẫn sẵn sàng ứng phó trong những trường hợp cấp bách, các sản phẩm đa dụng như dầu mù u, xà bông tự nhiên sẽ cần thiết cho làn da của chúng ta đặc biệt mùa nhạy cảm như lũ lụt, mùa đông ẩm nồm, mùa của vi khuẩn, nấm sinh sôi phát triển.
Đợt bão lũ Yagi, 1000 chai dầu mù u Noom đã được gửi đến bà con vùng thấp lụt nhưng chỉ là một tia nắng ấm nhỏ khi cấp bánh. Mỗi chúng ta hãy luôn sẵn thần dược dầu mù u trong tủ y tế để chủ động phòng ngừa và sơ cứu cấp tốc khi cần cho bản thân và gia đình.
Bài viết cùng chủ đề
Cách Trị Mụn Tại Nhà Bằng Dầu Mù U
6 Công Dụng Dầu Mù U – Cẩm Nang Da Liễu Trẻ Nhỏ Và Mẹ Bầu
Hệ Vi Sinh Vật Trên Da – Thần Hộ Vệ Làn Da
6 Bài Học Khi Dưỡng Da Bằng Dầu – 1 Bước Skincare Tối Giản
Tư liệu tham khảo
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8782620/
https://www.medicalnewstoday.com/articles/tamanu-oil-for-eczema
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/34597168/
https://www.ijced.org/html-article/17784
https://www.sciencedirect.com/…/pii/S2667278222000517
https://www.sciencedirect.com/…/pii/S101836472300112X
https://thaihaclinic.webflow.io/…/tac-dung-cua-than…
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8782620/