Bể bơi bốn mùa mặc dù đã phổ biến (loại bể bơi có chức năng làm ấm nước hồ bơi và mùa đông) thì đa số chúng ta vẫn thích đi bơi vào mùa hè. Bơi lội mang lại ích lợi vóc dáng, sự dẻo dai, cải thiện chức năng cả phổi, tim và sức khỏe tổng thể. Chỉ duy nhất một nỗi lo lắng của nhiều người rằng nước hồ bơi có hại cho da không và làm thế nào để bảo vệ da tóc trước tác hại tiềm ẩn của hóa chất hóa hồ bơi, đặc biệt dành cho trẻ em và các cô gái trẻ.
Hóa chất hồ bơi thường có những gì? Nước hồ bơi có hại cho da không?
Hóa chất hồ bơi thường được dùng gồm chlorine (clo) chủ yếu và còn có hóa chất diệt rêu hồ bơi. Clo (chlorine) khử trùng bể bơi và đồng thời tạo ra nhiều hợp chất khác gọi là phụ phẩm sau khử trùng (DBP), clo phản ứng với chất hữu cơ đưa vào nước thông qua mồ hôi, gàu và vảy da của người tắm thành phụ phẩm clo hóa (CBP). Các phụ phẩm có hại như monochloramines (NH2Cl), dichloramines (NH2 Cl2) và trichloramines (NH2Cl3), trihalogenometan (THM) hoặc axit haloacetic (HAA)… Chúng là tác nhân gây ô nhiễm môi trường và gây ung thư. (Trích Environmental Health Perspective – EHP)
Khi uống nước hồ bơi, hấp thụ qua da hay hít phải, góp phần khiến da bạn bị phơi nhiễm, kích ứng da, mắt và niêm mạc đường hô hấp. Bơi trong nước clo có thể liên quan đến các triệu chứng tăng phản ứng phế quản, hen suyễn và viêm mũi, đặc biệt ở trẻ em. (Trích NCBI)
Clo không chỉ mang mùi khó chịu, hắt xì hơi với những người nhạy cảm hoặc gây viêm mũi, rối loạn hô hấp. Nước clo còn làm cho mái tóc xơ cứng được ví với rễ tre, khiến tóc giòn dễ gãy vụn và rụng tóc. Clo tác động đến da dễ nhận thấy nhất là gây khô da, chạm vào da ráp, sần sùi, có thể ngứa ngấy, thậm chí viêm da.
Tự liệu bổ sung: Hiểu Nguyên Nhân & Điều Trị Viêm Da – Viêm Da Cơ Địa, Viêm Da Dị Ứng, Viêm Da Mãn Tính
3 bước đơn giản hiệu quả cao để bảo vệ da tóc trước tác hại của hóa chất hồ bơi
Nước hồ bơi hại da hại tóc khi bạn chưa biết cách bảo vệ, 3 bước chuẩn bị đơn giản, thoải mái bơi tắm hồ.
- Bước 1: Dội nước ướt người, xoa dầu cho da và tóc trước khi mặc đồ bơi. ( ngăn chặn hóa chất )
- Bước 2: Bơi xong dùng dầu massage dầu kỹ lại rồi hẳn tắm gội bằng xà bông tự nhiên để dầu lôi cuốn hóa chất bám trên da. ( loại bỏ hóa chất )
- Bước 3: Tắm nước sạch xong, khi da còn nước xoa lại dầu toàn thân. Nếu tay còn dư dầu, cho ra tay 5 giọt tinh dầu tiếp tục xoa tóc. ( nuôi da khỏe )
Bạn chỉ cần làm bước 1 nếu thấy ổn, không cần tăng cường bước 2 và bước 3.
Loại dầu nên xoa: Dầu mè đen được ưa chuộng nhất để xoa da mặt, toàn thân và xoa tóc trước khi xuống bể bơi. Nhờ vào tính phổ biến dễ tìm mua của dầu mè đen và đặc tính loại bỏ độc tố ra khỏi da rất tốt của dầu mè.
Tuy nhiên, bạn hãy tự tin xoa các loại dầu hợp nhất với làn da theo sở thích như: dầu sacha inchi, dầu hạt điều hoặc mix các loại dầu này cùng với một dầu đậm đặc như dầu mù u, dầu bơ để tăng cường bảo vệ làn da hiệu quả dưới sự tiếp xúc với clo, hóa chất hồ bơi. Bạn xoa dầu tương tự như thay cho xoa kem chống nắng và tự tin trước lo lắng nước hồ bơi có gây hại cho da hay không.
Cơ chế bảo vệ da tóc của dầu ép lạnh trước hóa chất hồ bơi
Dầu ép lạnh bảo vệ da trước tác hại của hóa chất hồ bơi qua 3 vòng bảo vệ.
- Bảo vệ lần 1: Dầu ép lạnh xoa trên da như dầu dưỡng da, tạo thành một lớp màng mỏng được gọi là second skin, dầu không thầm nước, không hòa tan trong nước, khi bơi lớp dầu tưởng tượng như một lớp màng nhựa tách nước không tiếp xúc với da. Từ đó ngăn không cho clo và hóa chất hồ bơi thấm vào da.
- Bảo vệ lần 2: Nếu bạn ở lâu dưới bể bơi thì lớp màng mỏng cũng có thể bị phá vỡ hóa chất hồ bơi sẽ thấm vào lớp dầu, massage dầu sẽ lôi cuốn hóa chất ra khỏi da
- Bảo vệ lần 3: Là bước dưỡng da bằng dầu giúp nuôi da khỏe mạnh tự nhiên hơn, đẹp hơn
Sau khi massage dầu xong bạn tắm toàn thân và gội đầu lại bình thường.
Nước hồ bơi có hại cho da không ngăn bạn vận động tích cực
Mùa hè đến, bể bơi bốn mùa hay hồ bơi vô cực đã sẵn sàng để cho chúng thoải mái tập bơi rèn luyện kĩ năng sinh tồn cũng như tăng cường thể lực cho cơ thể. Hãy lưu ý 3 bước đơn giản trên để bảo vệ da tóc trước tác hại của hóa chất hồ bơi cho bạn hoặc các em bé nhỏ.
Tư liệu tham khảo
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4351252/
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/30586974/
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/34289125/
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4593183/
https://ehp.niehs.nih.gov/doi/full/10.1289/EHP4495
Bài viết cùng chủ đề
Phương Pháp Dưỡng Da Bằng Dầu Ép Lạnh – Dưỡng Da Tối Giản
Gội Đầu Đúng Cách Giúp Tóc Dày Mượt Phồng Tự Nhiên