Răng sữa của trẻ bị mủn là khi răng sữa bắt đầu từ bị ố vàng và sau đó, chuyển sang đen và mòn dần đi. Đây là vấn đề khiến nhiều ba mẹ lo lắng. Ba mẹ càng lo lắng nhiều hơn khi các bác sĩ nha khoa cũng không biết cách nào để ngăn chặn hoặc chữa trị ngoài việc chờ cho đến khi răng sữa rụng và thay vào răng mới.
Thôi thì chị em với nhau cùng tìm hiểu sự hình thành, phát triển và nguyên nhân răng sữa của trẻ bị mủn đến từ lúc nào, tại sao, có cứu vãn được gì thêm không.
Răng sữa là gì?
Răng sữa là răng được mọc lên trong miệng của trẻ nhỏ vào giai đoạn trẻ trên 6 tháng tuổi. Răng sữa hay còn gọi là răng tạm thời bởi vì răng sữa sẽ được thay bằng răng vĩnh viễn khi lớn lên.
Thời gian hình thành răng sữa của trẻ
Răng sữa của trẻ bắt đầu hình thành ở giai đoạn phôi thai trong bụng mẹ. Sự phát triển răng sữa của trẻ bắt đầu vào thời điểm phôi thai được 8 tuần tuổi, có 10 chồi ở vòm trên và vòm dưới, cuối cùng sẽ trở thành bộ răng chính. Những chiếc răng sữa này sẽ tiếp tục hình thành cho đến khi chúng mọc lên trong miệng.
Răng sữa của trẻ có tổng cộng 20 chiếc, răng sữa sẽ tiếp tục mọc lòi ra trong khoan miệng khi bé ở sáu tháng tuổi và tiếp tục cho đến 25–33 tháng tuổi.
Tuổi thay răng sữa (rụng răng) vào khoản 6-13 tuổi.
Với thời gian hình thành răng sữa, cũng đã cho chúng ta biết được sức khỏe của răng sữa, răng sữa của trẻ bị mủn bắt đầu từ lúc trong bụng mẹ.
Tầm quan trọng của răng sữa
Răng sữa có vai quan trọng đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ như răng vĩnh viễn đối với trẻ lớn hơn và người lớn.
Răng sữa rất cần thiết cho hệ tiêu hóa, một bộ răng sữa khỏe mạnh không bị mủn sớm sẽ giúp để trẻ nhai thức ăn và tập phát âm chuẩn, thông thạo. Ngoài ra răng sữa của trẻ có một mục đích rất quan trọng khác – chúng giúp cho các răng vĩnh viễn không bị mọc quá to, chia đều không gian cho các răng vĩnh viễn trong tương lai của trẻ.
Răng sữa thường vẫn còn trong miệng của trẻ cho đến khi răng vĩnh viễn bên dưới sẵn sàng mọc ra khỏi nướu. Chân răng sữa bị tiêu biến, răng lung lay và rụng. Răng vĩnh viễn mọc lên sau đó vài tuần. Nếu răng sữa của trẻ bị mủn hoặc mòn, bị đen rồi rụng đi quá sớm trong lúc răng vĩnh viễn chưa sẵn sàng mọc lên thì sau này, răng vĩnh viễn mọc không đúng vị trí, kích thước và có thể bị lộn xộn, chiếm chỗ của các răng khác. Nếu răng trở nên chen chúc và không thẳng hàng với nhau thì đó là răng bị sai khớp cắn. Răng bị lệch rất khó làm sạch, có nhiều khả năng bị bệnh hơn và sau đó có thể phải điều trị chỉnh nha, mất thẩm mỹ, mất hàng chục triệu đồng và hàng vài năm để chỉnh sửa nhưng dù bạn có điều kiện, việc can thiệp vào cấu trúc xương răng vẫn không được khuyến khích.
Nguyên nhân răng sữa của trẻ bị mủn
Răng sữa của trẻ bị mủn do chế độ dinh dưỡng thai kỳ thiếu hụt
Chế độ dinh dưỡng thai kì thiếu hụt là nguyên nhân chính khiến răng sữa của trẻ bị mủn. Răng sữa bắt đầu mọc chồi ở tuần thứ 8 điều và hình thình răng ở bên dưới lợi trong suốt cả thai kỳ. Sau khi sinh ra chúng ta không nhìn thấy cho đến khi trẻ trên 6 tuổi răng sữa của trẻ mới nhú lên. Thực chất đó chỉ là nhú lên còn chất lượng răng sữa gần như đã hình thành gốc răng bên phần lớn.
Răng sữa của trẻ bị mủn ngay từ lúc trong bụng mẹ nếu mẹ không cung cấp đủ dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất đa lượng và khoáng chất vi lượng trong suốt quá trình mang thai. Quá trình trao đổi chất để phát triển não, và thể chất cho thai nhi cần lượng vi khoáng lớn.
Theo NBCI lúc mang bầu mẹ cần chú ý tăng cường vitamin và khoáng chất như: Vitamin C (ascorbat), Vitamin D (cholecalciferol), Vitamin E (tocopherol axetat), Vitamin K (phytomenadione), choline, canxi,crom, Đồng, florua, iốt, Sắt, magie, phốt pho, selen, kẽm, kali, natri, clorua, cacbohydrat, chất béo, axit linoleic, Axit, α-linoleic, Chất đạm.
Bạn đọc chi tiết bài chế độ ăn vào con không vào mẹ giúp răng sữa của trẻ không bị mủn, mà còn trắng chắc, xương khỏe cao lớn.
Các nguyên nhân phụ khiến răng sữa của trẻ bị mủn:
- Nếu bé của bạn uống sữa công thức cũng có khả năng bị mủn răng nhiều hơn.
- Nếu bạn cho bé ăn các loại thực phẩm tinh bột trơ, đường tinh luyện, dầu tinh luyện và thực phẩm rỗng cũng sẽ dễ gây thiếu hụt khoáng chất đa lượng, khoáng chất vi lượng và vitamin trong quá trình trao đổi chất thì vi khoáng trong răng sữa của trẻ cũng sẽ được lấy ra xài gây ra tình trạng mủn răng ở trẻ.
- Nếu bạn không cung cấp đủ chất béo toàn phần cho trẻ.
- Việc vệ sinh răng miệng thường được đưa lên hàng đầu trong tình trạng răng sữa bị mủn ở trẻ, nhưng theo quan sát của chúng tôi, vệ sinh răng miệng là yếu tố phụ. Có nhiều trẻ răng đã mủn khi chưa đầy một tuổi, lúc này răng sữa chỉ mọc vài chiếc đã mủn.
Giải pháp cứu chữa tình trạng răng sữa của trẻ bị mủn
Khi phát hiện ra răng sữa của trẻ bị mủn sớm ba mẹ cần đưa bé đến gặp nha sĩ để có các phương pháp giữ hốc răng, là khoảng cách giữa các chiếc răng để đợi chờ chiếc răng vĩnh viễn được mọc lên. Nếu khoản thời gian quá dài từ lúc mủn răng cho đến lúc mọc răng mới là 6 tuổi sẽ khiến răng vĩnh viễn mọc mất trật tự, quá to hoặc quá nhỏ, chèn lên nhau, lòi ra hoặc thụt vào.
Hãy hỏi nha sĩ các giải pháp để giữ các hốc răng, không chừa khoảng trống của chiếc răng bị mất. Tuy nhiên, chúng tôi không dám chắc về việc các phòng khám nha khoa có thể thực hiện được cách xử lý răng sữa của trẻ bị mòn đi bằng cách giữ hốc răng hay chưa. Bạn cần liên hệ tự vấn nha sĩ về vấn đề này.
Hãy vệ sinh răng cho bé bằng đánh răng bằng kem không chứa flouride, súc miệng dầu mè, dầu dừa, nước lá trầu…
Đối với các bé đã ăn dặm, buổi tối sau khi ăn, nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước khi ngủ. Nên cho bé bú đêm để tiếp tục cung cấp đề kháng chất béo khoáng chất cho răng.
Lưu ý, chế độ ăn dặm sau 6 tháng mẹ cần bổ sung nhiều chất béo toàn phần như dầu ép lạnh, các loại hạt dinh dưỡng, đậu đỗ gạo lứt, đường chưa tách mật cho trẻ để răng, xương, phát triển.
(Bài viết tổng hợp, lượt dịch chia sẻ thông tin từ Noom không phải là phát đồ điều trị hay tư vấn y tế. Nếu bạn muốn thâm vấn chữa bệnh vui lòng tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế có thẩm quyền trước khi đưa ra các quyết định về chăm sóc sức khỏe.)
Nguồn tham khảo:
- https://beta.noomfood.com/tre-em-khong-bieng-an/
- https://beta.noomfood.com/uong-bo-sung-canxi-thap-be-loang-xuong/
- https://en.wikipedia.org/wiki/Deciduous_teeth
- https://www.innovativepediatricdentistry.com/why-some-kids-get-cavities-even-if-they-brush-their-teeth/
- https://kakardentalgroup.com/blog/what-to-do-when-your-child-has-severe-tooth-decay/
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7071347/
- https://uihc.org/childrens/health-topics/importance-baby-teeth